NHỒI MÁU ĐỘNG MẠCH PERCHERON-Nguyễn Công Trình st

A. GIẢI PHẪU

Động mạch Percheron là 1 biến thể mạch máu xuất phát từ đoạn P1 của động mạch
não sau (PCA) cấp máu cho trung não và mặt trong đồi thị. Bình thường câp máu cho
vùng này là những nhánh xuyên nhỏ xuất phát từ P1 PCA và PcomA ( động mạch
thông sau), nhưng ở đây có 1 nhánh lớn ưu thế cấp máu cho đồi thị và trung não.
Nhánh lớn đơn độc này gọi là động mạch Percheron.


Mặc dù nguồn cấp máu cho đồi thị đa dạng và chồng lấp nhau, nhưng có thể chia
thành 4 vùng chính sau : trước, cạnh giữa, dưới bên và sau. Thêm vào đó, động mạch
cấp máu cho mặt cạnh giữa đồi thị ( the paramedian thalamic arteries) còn cấp máu
cho phần trên thân não : nhân gian cuống, phần băt chéo cuống tiểu não trên, phần
giữa nhân đỏ, nhân thần kinh sọ III và IV và phần trước của chất xám quanh cống não.
Khi tồn tại động mạch Percheron, nó sẽ thay thế vai trò của động mạch cạnh giữa đồi
thị.

Động mạch Percheron được mô tả lần đầu vào năm 1973 bởi bác sĩ người Pháp
Gerard Percheron.
Theo Percheron, có 4 biến thể bình thường về giải phẫu mạch máu não cấp máu cho
đồi thị và trung não.

- Type I ( phổ biến nhất ) : Mỗi nhánh xuyên động mạch xuất phát ở 1 bên P1 PCA.
- Type II: Biến thể không đối xứng, xuất phát từ 1 bên P1 PCA
+ Type IIa : Các nhánh xuyên sẽ xuất phát trực tiếp từ đoạn gần của 1 trong 2 động
mạch não sau.
+ Type IIb : Các nhánh xuyên của động mạch đồi thị hai bên xuất phát từ 1 thân chung
động mạch ở 1 bên của P1 PCA - gọi là động mạch Percheron.
- Type III : Còn gọi là biến thể vòm ( arcade variant), những nhánh động mạch xuyên
nhỏ này xuât phát từ cung động mạch đơn độc- cung này là cầu nối giữa đoạn P1 của
động mạch não sau hai bên ( biến thể Duplication ở đỉnh thân nền ).
B. LÂM SÀNG
Sự phức tạp về giải phẫu và chức năng của đồi thị và các nguồn cấp máu cho nó nên
có rất nhiều đặc điểm lâm sàng khác nhau khi đồi thị bị phá hủy bởi nhồi máu. Thêm
vào đó, sự chồng lấp cấp máu cho trung não nên các đặc điểm lâm sàng đôi khi kèm
theo các triệu chứng trung não. Đột quỵ thiếu máu trong vùng phân bố mạch máu của
động mạch Percheron có 3 triệu chứng lâm sàng chính, xảy ra ở những bệnh nhân đột
quỵ mặt cạnh giữa đồi thị hai bên. Đó là liệt vận nhãn dọc ( vertical gaze palsy) (65%) ,
suy giảm trí nhớ (58%) và hôn mê( 42%). Tổn thương mặt cạnh bên đồi thị hai bên
thường đi kèm tổn thương mỏ trung não ( rostral midbrain), gây ra " hội chứng cuống
não-đồi thị hoặc đồi thị-trung não ". Thêm vào đó, như đã đề cập ở trước, hội chứng
được đặc trưng bởi rối loạn vận nhãn, liệt, thất điều tiểu não và rối loạn chuyển động.
Lazzaro và cộng sự xác định có 4 hình thái đột quỵ thiếu máu khi tắc động mạch
Percheron. Xấp xỉ 43% bệnh nhân biểu hiện phá hủy cả mặt giữa đồi thị và trung não,
trong khi 38% chỉ tổn thương mặt giữa đồi thị. Khoảng 14% bệnh nhân tổn thương
nhân đồi thị trước kèm theo mặt giữa đồi thị và phần trên trung não. Hình thái xuât hiện
ít nhất (5%) khi chỉ tổn thương mặt giữa hai bên và phần trước đồi thị, trung não không
bị ảnh hưởng.

2/ Huyết khối tĩnh mạch não sâu ( Deep cerebral venous occlusion)


HKTMNS là 1 tình trạng đe dọa tính mạng bệnh nhân kết hợp với tử vong hoặc tàn phế
lên đến 25%. Hệ thống tĩnh mạch não sâu bao gồm tĩnh mạch não trong, tĩnh mạch
Rosenthal, tĩnh mạch Galen và xoang thẳng, chiếm đến 15% tổng số bệnh nhân mắc
bệnh lý huyết khối tĩnh mạch não. HKTMNS có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp với tắc
xoang tĩnh mạch. HKTMNS đơn độc hiện diện ở 25-30% bệnh nhân. HKTMNS thường
xảy ra cả 2 bên và hậu quả là sung huyết/ nhồi máu đối xứng ở đồi thị và nhân nền.
Triệu chứng khởi đầu của HKTMNS thường đa dạng và không đặc hiệu, gây ra chẩn
đoán khó khăn. Phần lớn bệnh nhân than phiền nhức đầu (80%), theo sau là khiếm
khuyết thần kinh và suy giảm nhận thức (70%). Triệu chứng thần kinh khu trú thường
không có.
CT không cản quang giai đoạn sớm rất tinh tế. Tăng đậm độ tĩnh mạch não sâu và
xoang thẳng giống như trên phim có thuốc tương phản. Giảm đậm độ đồi thị và viền
mờ giữa nhân nền và bao trong là chìa khóa chẩn đoán nhưng không đặc hiệu cho
HKTMNS.
MRI : Huyết khối cấp tính đồng tín hiệu trên T1W và giảm tín hiệu trên T2W (giả dòng
chảy trống- pseudo-flowvoid). Sung huyết tĩnh mạch gây ra tăng tín hiệu trên
T2W/FLAIR trong 70% bệnh nhân ở đồi thị và nhân nền. Xung nhạy nhất để chẩn đoán
là T2* ( GRE/SWI) : huyết khối cấp biểu hiện mất hình ảnh blooming. MRV biểu hiện
mất hình ảnh dòng chảy.

Comments