cách tính bilan dịch vào-ra Nguyễn Công Trình st



1. Dụng cụ:
- Phiếu theo dõi bilan
- Dụng cụ đong: chai, túi chứa, ca đong...
2. Đánh giá lượng dịch:
🔹 Lượng dịch vào:
+ Qua miệng: lượng thức ăn, nước uống được đong trong ca đong và quy theo đơn vị ml. Kể cả thức ăn nuôi qua sonde dạ dày.
+ Các đường khác: thuốc uống, tiêm truyền tĩnh mạch.
+ Dịch thẩm phân phúc mạc.
Lượng dịch vào bình thường: 2500ml/ngày (khoảng 35ml/kg/ngày)
- Thức ăn: 700ml
- Nước uống: 1500ml
- Chuyển hóa (dịch nội sinh): 300ml
🔹 Lượng dịch ra:
+ Nước tiểu: hướng dẫn bn đi tiểu vào bô, đo bằng chai. Nếu có sonde tiểu thì xem lượng nước trên vạch chia trên túi chứa. Cộng tổng nước tiểu sau 24h.
+ Dịch phân (đối với bn tiêu chảy, phân nước): làm giống như đo nước tiểu.
+ Nước mất không nhìn thấy: qua da, qua hơi thở. Tính 500ml/m2 cơ thể/24h.
Nếu được thì cân bệnh nhân hằng ngày.
+ Dịch dẫn lưu (nếu có): xem lượng dịch theo vạch túi chứa.
+ Dịch nôn (nếu có): đong bằng ca đo.
+ Máu mất (nếu có): ghi nhận số lượng máu mất.
+ Chọc dò (nếu có): ghi nhận lượng dịch rút ra từ cơ thể như chọc dò màng bụng, màng phổi, màng tim.
+ Dịch mất qua chạy thận nhân tạo (nếu có).
+ Dịch dạ dày (nếu có).
Lượng nước xuất bình thường: 1400 - 2300ml/ngày
- Nước tiểu: 800 - 1500ml
- Phân: 250ml
- Lượng nước mất không nhận thấy được: 600 - 900ml (qua hô hấp và da).
Khi bệnh nhân có sốt, tăng 1 độ (tính từ 37°C) thì mất thêm 2.5ml/kg/ngày.
Lượng nước mất không nhìn thấy giảm khi bệnh nhân đang thở máy, khi đang dùng bình làm ẩm.
📷 Cách tính BILAN: tổng lượng nước vào – tổng lượng nước ra.
- BILAN (-): Khi tổng lượng dịch vào < tổng lượng dịch ra.
- BILAN (+): Khi tổng lượng dịch vào > tổng lượng dịch ra.
Nguồn Hội người điều dưỡng trẻ

Comments