Phật Tính Vô Thường - Nguyễn Công trình

Vô thường được định nghĩa như sau :

(無常; sa. anitya; pi. anicca) nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn". Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakṣaṇa) của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không (sinh, trụ, dị, diệt). Có thể nói, Vô thường là phép quán chiếu, hay nói một cách khác, vô thường là một đối tượng trong tu tập quán chiếu. Từ đó, Vô Thường là một phép thực tập Định trên Vô Thường. Rất sâu sắc và lớn rộng về nghĩa và về tính diệu dụng của định vô thường.
Tóm lại . vô thường có nghĩa là nghĩa là không có gì thường xuyên trường tồn mãi mãi.
Chúng ta có thể kể ra những vô thường trong đời sống và như đời vốn dĩ là vô thường :

+Thân vô thường: Sinh, lão, bệnh, tử, bệnh tật, tai nạn bất thường luôn xảy ra.
+Tâm vô thường: Lòng tin dễ lung lay, lý tưởng cũng dễ thay đổi.
+Thời gian vô thường: Đời người thật ngắn ngủi để rồi thoáng chốc hiểu ra một điều được sống thanh thản hưởng chọn niềm yêu thương là điều quý giá.

+Tiền vô thường: Khi chúng ta ra đời thì cũng đã chẳng có một đồng, khi chết rồi cũng chẳng mang đi được một xu.

Có một đoạn hội thoại , xin trích lại :
"Hành Xưong : Đệ tử thường xem Kinh Niết-bàn, chưa hiểu nghĩa thường, vô thường. Xin Hòa thượng từ bi lược thuyết cho.”

Lục Tổ đáp: “Vô thường tức là Phật tánh, hữu thường tức là tâm phân biệt hết thảy các pháp thiện ác.”

Thưa rằng: “Hòa thượng thuyết như vậy trái hẳn với kinh văn.”
Sư nói: “Ta truyền tâm ấn Phật, sao dám trái với kinh Phật?”
Thưa rằng: “Trong kinh nói Phật tánh là thường. Hòa thượng lại nói vô thường. Các pháp thiện ác, cho đến cả tâm Bồ-đề đều là vô thường, Hòa thượng lại nói là thường. Đó là trái nhau, khiến đệ tử càng thêm nghi hoặc.”
Sư nói: “Kinh Niết-bàn, trước đây ta có nghe ni sư Vô Tận Tạng tụng qua một lượt, liền vì bà ấy mà giảng thuyết, không một chữ, một nghĩa nào chẳng hợp kinh. Đến nay vì ngươi mà thuyết, vẫn không sai khác.”
Thưa rằng: “Kẻ học đạo này kiến thức nông cạn, tối tăm. Nguyện Hòa thượng chỉ dạy cho cặn kẽ.”
Sư nói: “Ngươi nên biết, Phật tánh nếu thường, thì thuyết làm gì các pháp thiện ác, cho tới cùng kiếp cũng không có lấy một người phát tâm Bồ-đề. Cho nên ta nói vô thường chính là cái đạo chân thường của Phật thuyết vậy. Lại nữa, hết thảy các pháp nếu như vô thường, tức nhiên mọi vật đều riêng có tự tánh, dung nạp và thọ lấy sự sống chết, vậy là tánh chân thường còn có chỗ chưa bao quát. Cho nên ta nói thường, là cái nghĩa chân vô thường của Phật thuyết."
chúng ta nên để tâm mình vô thường bởi tâm mà thanh tịnh thì mọi việc mới được suôn sẻ , mọi dục vọng và sân si đều tan biến.
Loại tâm thứ hai là tâm mà chúng ta thường chung sống và hiểu lầm là “tâm của mình”: Tâm tôi vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế kia… vốn dựa vào chấp ngã và những cung bậc cảm xúc. Đó là Tâm vô thường. Tâm này thực sự không phải là bản chất thật của chúng ta. Vì chúng ta nhận nhầm mình khổ, mình vui nên đã thăng trầm cùng nó. Như thế khác gì nhận giặc làm con, dùng cát nấu thành cơm.
=============
Bài viết được tổng hợp , chắt lọc từ các nguồn :


Comments