đối quang từ dùng trong MRI-kỹ thuật y sinh

Theo mình nó được chia ra làm 2 loại

1. là chất cản từ: 

noí chung, khi tiêm 2 chất, hạt vào cơ thể, chúng sẽ làm thay đổi từ trường đồng nhất xung quanh mô, từ đó đưa ra những hình ảnh khác biệt. Do chúng làm rut ngăn T1 và T2 weight. thường Gd cho T1 (lam sang hinh) và SPION cho T2 (làm toi hinh).
- Gadomilium , 1 nguyên tố hoá học, sử dụng nhiều trong MRI lâm sàng. tuy nhiên nó laị có độc tính, do vậy nó được chelate hoá, nhưng khi lưu thông trong cơ thể, các lớp chelate này có thể bị phân hủy do đó có thể gây độc với một số bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân có bệnh liên quan tới thận.
- Ngoài ra còn có SPION / super paramagnetic iron oxide nanoparticle, 1 dang cuả nano sắt từ, vẫn còn đang thử nghiệm, hiẹn đang thử nghiệm trên người.

2. chất tạo tín hiệu khác 

những chất naỳ đang còn trong giai đoạn nghiên cưú
Quy tác MRI không chỉ có khả năng phat hiên tín hiệu cuả các proton, mà chúng còn có khả năng phat hiện các nguyên tử khác thoả mãn điều kiện không cùng chẵn, ví dụ C13, F19, ....
1: Đưa nguyên tử vốn không có trong cơ thể vào cơ thể, rồi phat hiện nó vi du: Fluorine 19
2: hyperpolarized các phân tử C13, H1 bằng một ở áp suất, nhiệt độ cao . điều naỳ làm khuếch đại tín hiệu cuả chúng lên hàng ngàn lần. từ đó có thể phát hiện được chúng.

Nguyên lý tạo ảnh MRI :

Ở phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI (Magnetic Resonnance Imaging), người ta đưa cơ thể bệnh nhân vào vùng có từ trường một chiều rất mạnh, hiện nay phổ biến là dùng từ trường sinh ra do cuộn dây siêu dẫn có dòng điện rất lớn chạy qua. Trong cơ thể có những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo tương tự như con quay dưới tác dụng của trọng trường trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân. Khi ngừng tác dụng sóng vô tuyến, hạt nhân sẽ từ trạng thái quay đảo cực mạnh trở về trạng thái quay đảo bình thường. Hạt nhân có momen từ quay như vậy sẽ sinh ra sóng điện từ phát ra không gian xung quanh, có thể đo được sóng điện từ đó nếu đặt vào đấy một cuộn dây điện.
Việc hạt nhân từ trạng thái quay đảo mạnh do cộng hưởng trở về trạng thái quay đảo bình thường nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các nguyên tử quanh hạt nhân cản trở chuyển động quay ít hay nhiều. Ví dụ, hạt nhân của nguyên tử H trong phân tử nước (H2O) của máu, từ trạng thái cộng hưởng quay về trạng thái thường rất nhanh nếu máu đang lưu thông trong mạch máu, trái lại quay về rất chậm nếu máu chảy thấm ra ngoài thịt, mỡ.

Đặc điểm MRI

Độ phân giải không gian rất cao, còn độ phân giải thời gian vừa phải: Phân giải không gian: 3 mm và phân giải thời gian: 3 giây
Đây là phương pháp hiệu nghiệm và dễ sử dụng nhất hiện nay để nghiên cứu về não. Người ta đã phát triển phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (FMRI – Function MRI) để nghiên cứu không chỉ về cấu tạo mà còn về chức năng hoạt động của não.
Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém do phải dùng hêli lỏng để làm lạnh cuộn dây siêu dẫ


THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐỐI QUANG TỪ GADOVIST®


Gadovist®

Dung dịch tiêm 1mmol/ ml

Bayer Schering Pharma

Thành phần

Hoạt chất: Mỗi ml dung dịch tiêm chứa 1mmol gadobutrol (tương đương với 604,72 mg gadobutrol)

Mô tả sản phẩm

Dung dịch để tiêm.

Dung dịch trong, không có màu hoặc có màu vàng nhạt

Mục đích của thuốc đối quang từ là làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục T1 và thời gian suy giảm T2, mà quan trọng nhất là làm giảm T1 của mô. Thực tế Gd3+ được sử dụng rộng rãi nhất do có nhiều electron độc thân ở lớp ngoài cùng và hệ số c phù hợp
======
Nguồn :  DĐ Kỹ thuật y sinh
======
+Blog tập hợp các bài học , kinh nghiệm của tớ nhé : https://tailieuhoctap123blog.wordpress.com/tag/nguyen-cong-trinh/
Hoặc : https://kythuatysinhblog.wordpress.com/
+Kênh youtube chính của tớ : https://www.youtube.com/channel/UCmh5eroSubN_w1J4u19d6_Q
+facebook cá nhân :https://www.facebook.com/NguyenCongTrinh113

Comments