Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam Thời Kỳ Bao Cấp Lịch Sử- Nguyễn Công Trình



Toàn Cảnh THỜI BAO CẤP – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam Thời Kỳ Bao Cấp Lịch Sử


Nguồn : kênh Sử giai thoại
Mua hàng hóa và sách ,video tại đây : https://hangmoi113.blogspot.com

Với xe đạp thời bao cấp 

Xe đạp Thống Nhất giai đoạn đầu rất tốt, chất lượng không thua kém gì các xe nhập ngoại, tuy nhiên, sau một thời gian chúng ta thực hiện sản xuất theo kế hoạch hóa, nghĩa là lấy số lượng làm chính và xí nghiệp chỉ cần đảm bảo số lượng do Nhà nước giao nên chất lượng xe đạp giảm dần.
Ngoài ra, số lượng xe đạp Thống Nhất được sản xuất ra cũng ko nhiều nên xe đạp Thống Nhất trước hết được cung cấp cho cán bộ công nhân viên nhà nước . Nghĩa là 1 năm, 1 xí nghiệp hay cơ quan nào đó được phân phối bao nhiêu chiếc xe đạp thì họ sẽ phải bắt thăm, ai trúng sẽ được mua với giá rất rẻ, ngoài ra còn được phát kèm theo 1 cuốn sổ gọi là sổ mua phụ tùng và anh chỉ được phép mua những thứ người ta ghi trong sổ.

Đánh giá về thời kỳ bao cấp :

Thời bao cấp” ở Việt Nam là một thời kỳ đáng nhớ trong lịch sử hiện đại, có lẽ từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền Nam Việt Nam thì phải kể từ năm 1975 - 1986.
Tuy nhiên 1986 chưa hẳn là đã chấm dứt thời kỳ này, thực sự dư âm của dấu vết của chính sách “bao cấp” còn kéo dài đến đầu thập niên 1990, nhưng nhiều người và báo chí cho con số 1986 là mốc thời gian quan trọng khi Đảng Cộng sản Việt Nam, trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986, tuyên bố chủ trương đổi mới, từng bước xóa bỏ “bao cấp” trong kinh tế.
Ai là người đã tạo ra chữ “bao cấp” ?! K ai biết và cũng không có thông tin gì cho dù bạn có miệt mài ngồi trên Google cả ngày. Chỉ biết nó là thời của một nền kinh tế tập trung, mọi nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu đều nằm trong tay Nhà nước Trung ương. Đảng Cộng sản và Chính phủ điều phối mọi kế hoạch sản xuất, thu gom, lưu thông, phân phối đến từng tay người dân theo một tiêu chuẩn phân phối cứng nhắc, gần như nhất định, theo từng cấp bậc, chức vụ trong xã hội. Giá cả hàng hóa đều do Ủy ban Vật giá Nhà nước quyết định, bất kể quy luật cung - cầu của thị trường, của xã hội.
Thời bao cấp với đa số người dân thật sự là một giai đoạn bi thảm cho cuộc sống, ngoại trừ một số rất ít cán bộ lãnh đạo cao cấp. Hầu hết, người dân Việt Nam khi nhắc đến những năm tháng này đều ngán ngẩm, cay đắng, Không ai muốn quay lại thời đó bao giờ!... nhưng lòng vẫn không quên được cái thời bao cấp ấy!!!
Một thời để nhớ, để thương, để khắc vào trang sử cuộc đời. Những năm dài đằng đẵng như mây mù che phủ, chế ngự bởi những tem cùng phiếu. Thiếu thốn, kham khổ, cùng cực thay nhau chồng chất, dồn nén những tâm hồn và bóp méo hình hài, thể xác con người.
THỜI BAO CẤP (Nguồn : 
https://www.facebook.com/ThoiBaoCap/posts/128652064010085)

Cưới xin thời kỳ bao cấp :


cưới xin ở Hà Nội thời bao cấp cũng chưa bao giờ bỏ hẳn thói cũ. Đầu tiên vẫn là đi xem tháng tốt ngày lành. Hà Nội có nhiều thầy nhưng các thầy đều giống nhau vì đều có chung một quyển “lịch vạn sự" in lậu. Gia chủ lòng thành nhưng đôi khi phúc mỏng vớ phải ông thầy mắt kém tra nhầm dòng, giờ xin dâu bấm vào giờ hạ huyệt, vậy mà sau cưới bảy tám năm cô dâu chú rể vẫn chưa ly dị.

Ngày giờ được rồi thì in thiếp cưới. Cũng chẳng cứ phải hồng hoặc đỏ. Màu trắng nghĩa là sang trọng thanh tân. Màu vàng nghĩa là hoàng gia quý tộc. Kế đến là tổ chức ăn mặn nôm na là làm cỗ cưới, nghi lễ quan trọng bậc nhất trong thao tác cưới hỏi. Hồi bao cấp hầu hết mọi người đều thích làm ở nhà, có lẽ cũng bởi thói quen tiết kiệm. Triền miên hơn ba chục năm vất vả, khái niệm bốn bát sáu đĩa cũng linh tinh lắm. Truyền thống văn hoá ẩm thực lãng đãng chỉ còn đọng từng mẩu trong đầu các chú các bác. Tuỳ theo trí nhớ và sự tôn trọng miếng mình đã ăn, mỗi bậc trưởng thượng mỗi người mỗi ý. Có cuộc họp bàn tới hai ba giờ sáng, các cụ ngà ngà mất bình tĩnh sau hồi động khẩu đôi khi động thủ. Cô dâu chú rể ngồi chầu rìa tủi thân thút thít.

Ở tất cả các đám cưới lúc ấy, chủ hôn thường là một trung niên lợi khẩu. Văn sĩ là tốt, thi sĩ lại càng tốt. Lời vàng ý đẹp nhả ngọc phun châu. Khách ăn vừa ợ vì món nhiều béo vừa vỗ tay. Rồi một đoàn xe đẹp xuất hiện, đi đầu là xe “cô dâu”. Trong xe chú rể đi đón một mình ngồi cứng đơ, mặt không đỏ thì tái vì bị ép uống, đờ đẫn ôm bó hoa cưới. Ngoài xe trang trí những dây hoa hồng bạch, những nơ và thi thoảng mui xe có con búp bê ngây thơ ngồi, có lẽ là thông điệp của chú rể ngầm cho nhạc phụ nhạc mẫu hiểu các cụ đã là ông bà ngoại. Hầu như đám cưới nào cũng quay băng. Kịch bản sướt mướt kiểu phim Hàn ngày ấy đang thời thượng. Thủ tục đón dâu chừng hai chục phút, bố mẹ vợ thanh thản trút được của nợ, hoan hỉ tiễn nhà giai ra tận đầu ngõ. Bố vợ ôm chầm lấy ông mới thông gia, xúc động nói nhầm “cám ơn" thành “đội ơn". Chú rể cô dâu mệt phều phào cũng cảm ơn khách, mồm chúm chím méo vì phải cười xã giao nhiều

+Blog tập hợp các bài học , kinh nghiệm của tớ nhé : https://tailieuhoctap123blog.wordpress.com/tag/nguyen-cong-trinh/


Hoặc : https://kythuatysinhblog.wordpress.com/

+Kênh youtube chính của tớ : https://www.youtube.com/channel/UCmh5eroSubN_w1J4u19d6_Q
Nguồn bài viết thứ 2 : https://robbreport.com.vn/features/2018/05/09/nho-cuoi-thoi-bao-cap/

Comments