hội chứng Guyon - Nguyễn Công Trình

Hội chứng kênh Guyon là hiện tượng dây thần kinh trụ bị kẹt trong một kênh ở vùng cổ tay, còn được gọi là kênh Guyon. Nếu có ai đã từng biết về hội chứng ống cổ tay thì sẽ rất dễ hiểu về cơ chế của căn bệnh này. Về mặt cơ chế, giữa hội chứng ống cổ tay và hội chứng Guyon không có sự khác biệt, chỉ khác ở chỗ chúng xảy ra trên hai dây thần kinh khác nhau và ở hai kênh khác nhau. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một số bệnh nhân bị cùng một lúc cả hai bệnh trên cùng một bàn tay.


Tại sao lại mắc phải hội chứng Guyon?



Hội chứng Guyon có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Làm việc quá nhiều, vận động tay quá mức trong các động tác như cầm nắm, xách đồ vật đều có thể dẫn đến căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là bệnh nhân làm những ngành nghề mà cổ tay chịu nhiều sức ép liên tục. Mọi lí do gây tổn thương dây thần kinh trụ ở vùng cổ tay cũng có thể dẫn tới hội chứng Guyon. Viêm khớp cổ tay hoặc chấn thương vùng cổ tay khiến cổ tay sưng nề và gia tăng áp lực kênh Guyon cũng có thể góp phần vào những nguyên nhân gây ra bệnh.

TRIỆU CHỨNG  hội chứng Guyon

Lâm sàng và định khu: chia làm 3 kiểu.
1.    Kiểu I: chèn ép thân dây trụ, bệnh nhân bị giảm cảm giác ở ngón V và nửa ngón IV, yếu và teo các cơ ô mô út và liên cốt. Nếu tổn thương nặng, có triệu chứng bàn tay vuốt trụ (ulnar claw hand).
2.    Kiểu II: Nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Cảm giác bình thường, cử động bàn  tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Có thể có triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng.Trong kiểu IIA các cơ ô mô út không bị yếu và teo.
Các vị trí chèn ép dây trụ trong kênh Guyon: A: Kiểu IIA. B: Kiểu II. C: Kiểu III. D: Kiểu I
Các vị trí chèn ép dây trụ trong kênh Guyon: A: Kiểu IIA. B: Kiểu II. C: Kiểu III. D: Kiểu I

3.    Kiểu III: chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Giảm cảm giác các ngón 4 và 5. Các cơ nhỏ bàn tay không bị. Kiểu III là kiểu ít gặp nhất.

ĐIỀU TRỊ  hội chứng Guyon

1. Điều trị bảo tồn: khi làm những việc cần gấp và xoay ngoài của cổ tay, hoặc đè ép vào gan tay, nên có quãng nghỉ. 
2. Điều trị phẫu thuật bằng cách :Rạch da ở nền của gan tay. Đánh dấu xương đậu và xương móc. Rạch một đường cong giữa 2 xương, vượt quá nếp gấp cổ tay, dọc theo bờ trong của cơ gấp cổ tay trụ. Dây trụ và động mạch nằm ở phía dưới cơ này. Kiểm tra kỹ dọc theo kênh Guyon để tìm hạch hoặc bất kỳ khối choán chỗ nào. Nếu không có, thì cắt các dây chằng chèn ép, và tháo bỏ trần của kênh Guyon. 
====Bài viết được tham khảo từ các nguồn ===
1. y tế 24h 
==========

Comments