Quan điểm không phổ biến nào mà bạn đang giữ trong lòng? Nguyễn Công Trình st

Quan điểm không phổ biến nào mà bạn đang giữ trong lòng?

Trả lời bởi Alex C. Lee___________

• Sự vâng lời và tôn trọng của một cá nhân đối với người lớn KHÔNG phải là vô điều kiện.
• Một cá nhân KHÔNG bị buộc phải chăm sóc bố mẹ già của mình, kể cả khi họ đã đầu tư rất nhiều tiền và thời gian cho chúng.
-------------
Hiếu thảo là cốt lõi trung tâm của Nho giáo và là kim chỉ nam trong văn hóa Trung Hoa.
Hiếu thảo là đối xử tốt với bố mẹ, chăm sóc bố mẹ, hành xử tốt với bố mẹ và bên ngoài phải xây dựng tiếng tốt cho gia đình và tổ tiên, thực hiện tốt nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ cũng như hy sinh cho tổ tiên gia đình, thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và phụng dưỡng gia đình, đảm bảo nối dõi tông đường, đề cao tình anh em trong nhà, thể hiện sự đau buồn khi bố mẹ bệnh và mất đi, và chăm lo nhang đèn sau khi họ qua đời.
Ngắn gọn, nó khuyến khích con người đặt bố mẹ lên trên bản thân họ; cuộc đời của họ là dành cho bố mẹ và tổ tiên.
Bởi vì nhiều thế hệ người Trung Quốc đã được truyền bá tư tưởng Nho giáo, nhiều người lớn tuổi cảm thấy họ có quyền xử sự không hợp lý và đòi hỏi con cháu nói riêng và người trẻ tuổi nói chung, coi con cháu như tài sản riêng của họ.
Dừng lại đi. Điều này thật sự đã quá lỗi thời và thật độc hại.
Thế hệ trẻ được dạy phải nghe lời, phải tôn trọng và tuần lệnh dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Dần dà, những gì họ được dạy ăn sâu vào bên trong con người họ, điều khiển hành vi của chính họ sau khi họ lớn lên.
Khi em họ tôi còn ở độ tuổi thiếu niên, cậu bé bảo bà ngoại là lời bà là “lệnh vua.” Bà rất tự hào về điều này và bảo tôi nên học hỏi nó.
Cậu em họ đi học được toàn A. Nó ít nói và chưa bao giờ hẹn hò với ai. Sau này, cậu em đấy học đại học và sau đại học tại nơi mà bố mẹ và cả ông bà đã theo học. Cưới vợ năm 25 tuổi. Chăm sóc bà vào những ngày cuối đời mặc dù đã có y tá ở đó.
Cả cuộc đời, cậu ấy chưa từng có nguyện vọng rời khỏi cái thành phố này. Bây giờ, cậu có một bé trai và một bé gái, cũng như một công việc ổn định ở một ngân hàng.
Cậu ấy luôn là đứa cháu hoàn hảo của ông bà, và là “con nhà người ta” mà tôi vẫn luôn bị so sánh.
Bố tôi đã bạo hành tôi từ thể xác đến tinh thần hàng chục năm trời. Ông ấy mong tôi tuân lệnh ông ấy vô điều kiện, bất kể tình trạng cơ thể hay dù rằng tôi đang bận việc gì khác. Ông ấy đòi hỏi tôi phải trở thành một cái bao cát mỗi khi ông ấy muốn đánh một ai đấy. Ra lệnh cho tôi lấy một cốc nước trong khi ông ấy ngồi trong phòng khách xem truyền hình; nếu tôi có chậm một chút ông ấy sẽ sỉ nhục tôi bằng những lời lẽ cay độc nhất.
Và rồi, ông ấy hỏi tôi, “Mày sẽ không gửi tao vào viện dưỡng lão, đúng không?”
Vâng, tôi sẽ làm như thế. Đừng trông đợi tôi sẽ đến thăm ông.
Bà tôi điều khiển tôi với những lời đe dọa sẽ tự tử của bà, chế giễu tật nói lắp của tôi, và đánh đập tôi khi tôi trượt môn toán hoặc không muốn tập piano. Tôi đã từng muốn kết thúc cuộc đời mình. Bà ấy mất năm 2015. Một người họ hàng nhắn tin cho tôi để tôi bay trở về, dự lễ tang của bà và thương tiếc bà.
Không, tôi sẽ không về, lo chuyện của mấy người đi. Vé máy bay rất đắt và tôi đã rất tận hưởng cuộc sống của riêng tôi lúc này rồi.
Ông chú của tôi sống ở vùng ngoại ô Trung Quốc. “Đ* má!” là những gì bố mẹ của ông ấy nói khi họ được biết cháu họ là con gái. Họ không hề quan tâm rằng dì tôi đã sống một thời gian kiêm khem đủ thứ trong 9 tháng trời đó; họ không bao giờ nghĩ rằng cô ấy đã phải chịu đựng nỗi đau cùng cực trong suốt 20 tiếng đồng hồ; và họ cũng không hề thấy cô ấy bị biến chứng sau khi sinh con.
Họ nổi đóa lên với dì vì đã không sinh được con trai. Và sau tất cả thì, dì không phải “một thành viên chính thức trong gia đình” của họ. Dì phải cư xử phải phép để chiều lòng cả gia đình.
Và rồi họ ép dì phải có một đứa con khác, bưởi vì họ phải có cháu nối dõi. Trong khi, tài chính của chú tôi sẽ rất vất vả để có thể nuôi được hai đứa con.
Một đêm, trong khi dì tôi đã ngủ thiếp đi, ông chú đã dìm chết đứa con gái một tuần tuổi xuống dòng sông gần nhà.
Con nối dõi ư? Ha, một kẻ thất bại nữa. Nếu tôi là con trai của ông, tôi thà trốn sang Syria còn hơn là con nối dõi cho mấy người.
Tuân theo nguyện vọng của người lớn không chỉ là được kỳ vọng, mà còn là điều hiển nhiên. Vì vậy, cuộc nổi loạn của tôi làm kha khá họ hàng phiền lòng.
________________________________________
Cơ sở cho sự hiếu thảo thật sự rất đơn giản – bố mẹ dành cuộc đời mình cho con cái, cho nó ăn, cho nó quần áo mặc, cho nó học hành. Vì vậy, con cái có nghĩa vụ suốt đời đối với những thứ chúng nhận được từ bố mẹ. Món nợ giữa họ và bố mẹ không bao giờ có thể trả đủ, nhưng điều duy nhất họ có thể làm để trả nợ là chăm sóc bố mẹ, làm họ thấy tự hào và hạnh phúc, vâng lời và phục vụ họ.
Nhưng tôi chưa bao giờ đòi được sinh ra cả. Tôi bị lôi ra khỏi tử cung mà không có sự đồng thuận.
Bất kỳ thứ gì họ trải qua dẫn đến có thai không phải là lỗi của tôi. Đó là trách nhiệm mà họ cần phải đảm nhận vì những lần quan hệ tình dục không bảo hộ.
Sự thật là bố mẹ chăm sóc nuôi dạy con cái là một điều bắt buộc, hơn là một phần thưởng. Kể cả các bậc bố mẹ có chi hàng đống tiền bạc và thời gian cho con cái, đó là lựa chọn của họ, không phải là ý muốn của đứa con. Nó cũng giống như đầu tư vào chứng khoán vậy. Nếu thị trường rớt giá, họ mất tiền. Họ không thể đòi thị trường chứng khoán bù đắp cho sự mất mát của họ. Nếu họ “đầu tư” vào con cái của mình và rồi con họ quyết định không tính bố mẹ vào kế hoạch tương lai của mình, bố mẹ cũng không thể đòi hỏi bất kỳ điều gì từ con cái của họ cả.
Đó là lựa chọn của bậc phụ huynh khi đem một sự sống đến thế giới này, nên họ có nghĩa vụ đảm bảo cho đứa con mới sinh được phát triển toàn diện, sống cuộc sống của chúng trong tương lại và tận hưởng những gì thế giới đem đến cho chúng. Họ không thể vứt bỏ đứa trẻ và sống cuộc sống của riêng mình được.
Giả sử, một khi một đứa trẻ lớn lên và sống cuộc sống của chính nó, cuộc sống của nó chẳng dính dáng gì đến bộ mẹ nó. Thì bậc bố mẹ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, và họ nên đứng yên trong ranh giới của mình.
Đáng buồn, việc sinh ra một đứa trẻ với mục đích mong nó sẽ chăm lo cho mình khi về già rất phổ biến và được khuyến khích.
Bây giờ thì tôi đã quyết định sẽ không có con, tôi vẫn thường bị mấy người bạn xứ Đông Á khác hỏi rằng “Lúc già thì mày tính thế nào?”
Sinh con chỉ với ước muốn không phải chết đi một mình chẳng gì ngoài sự ích kỷ cả. Con cái sẽ trở thành những cá thể độc lập, chứ không phải một cái bảo hiểm sức khỏe hay một người y tá. Bên cạnh đó, việc lũ trẻ có thể chết trước cả bố mẹ, thì việc chết đi một mình là chuyện không thể tránh khỏi.
Cá nhân tôi không sợ chết đi một mình. Tôi đã tưởng tượng nhiều việc chết đi một mạnh thật sự tốt hơn nhiều.
Mong muốn lớn nhất của tôi là chết đi đứng đắn – bằng cách không khiến bất kỳ ai phải chăm sóc tôi dù rằng họ không hề muốn.
Kể cả khi tôi giàu có và tư tưởng trưởng thành đủ đề nhận nuôi một đứa trẻ, điều duy nhất tôi mong chờ ở nó là sự phát triển của nó, niềm vui của nó và những kỹ năng mà nó phát triển để có thể sống độc lập và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu của riêng mình.
Không đời nào tôi cho phép chúng hi sinh sự nghiệp hay hạnh phúc của chúng nó cho tôi, bởi vì sự thành công và hạnh phúc của chúng nó là điều duy nhất mà tôi muốn nhìn thấy.
Tôi hoan nghênh những người tình nguyện chăm sóc bố mẹ của mình khi già yếu, đôi khi là đánh đổi cả sự nghiệp và cuộc sống của mình. Nhưng đó chỉ là một lựa chọn, không phải một điều bắt buộc. Không phải tất cả mọi người đều tự nguyện chọn lựa điều đó, và vậy thì có sao đâu.
================Trích các bình luận =================
1.Gửi tới những bạn có bố mẹ không tôn trọng con cái, có vấn đề trong gia đình, nếu bạn cảm thấy không coi trọng bố mẹ như vậy, không có gì là sai cả, bạn cứ sống cho chính mình, chẳng có thước đo nào quy định về đạo đức trường hợp đó cả. Còn những người có bố mẹ yêu quý bạn, ví dụ như tôi, thì sẽ mang trong mình trách nhiệm cần chăm sóc bố mẹ già, nhất là ở VN, khi lương hưu ko như phương tây
Như đã nói, nếu bố mẹ và bạn không tôn trọng nhau, cứ sống cho chính mình, bạn chẳng cần lôi quan điểm phương tây như này như nọ để chứng minh quan điểm của mình, rồi dẫn đến bảo văn hoá phương đông cổ hủ các kiểu, cần thay đổi suy nghĩ. Xin lỗi, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm đó. đâu phải gia đình nào cũng như gia đình nào.
2.mỗi cây mỗi hoa, cũng như người có và ko có lương tri, mặc dù về lý thì ko sai. ko ai bắt sinh con ra nhưng khi đã rồi lại phải coi chăm sóc tốt chúng nó là nghĩa vụ cần phải có trong khi ngược lại thì không, khôn quá cơ. Mình thì chỉ phản bác cái vế này vì nghe nó khó nuốt thôi. Còn VN kiểu gì cũng sẽ đi theo vết xe đổ của Nhật, tới khi các bạn chết già ko một ai biết thì lúc đó nghĩ sao. Tình và lý nên đi cùng với nhau đừng lý tính quá làm cái xã hội nó méo mó
3.Nho Giáo nói về Hiếu cũng là khuyến khích sự hy sinh (khi cần) để báo đáp cha mẹ. Nhiều điển tích nêu gương Hiếu là ví dụ cho đức hy sinh không có giới hạn, chứ chả ai lấy gương hy sinh vô điều kiện với người dưng cả. Sự bắt buộc là do nhiều gia đình MUỐN vậy chứ không phải do Nho Giáo BẢO vậy 🙂Nếu có chê hay chửi thì chê hay chửi những ví dụ phi lý đó (giết con gái, đánh đập con dâu) chứ không có nghĩa Hiếu trong Nho Giáo là cực đoan, sai trái gì hết!
--------------------------------------
Nguồn : QRVN

Comments