Hội chứng ống cổ tay - Nguyễn Công Trình st

1.ĐỊNH NGHĨA:
Hội chứng ống cổ tay là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, nữ thường gặp hơn và gấp 4 lần nam giới trong cùng độ tuổi, trong ống cổ tay chứa đựng thần kinh giữa và gân gấp các ngón tay, Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương cổ tay là một ống kém đàn hồi, khi áp lực trong ống cổ tay tăng lên thì thần kinh giữa là thành phần bị chèn ép trực tiếp.

2. Nguyên nhân
Do tăng thể tích ống cổ tay:
Mang thai: triệu chứng ống cổ tay hay xuất hiện vào giữa và cuối thai kỳ
Béo phì
Do các bệnh về chuyển hóa, bệnh hệ thống
Tiểu đường
Nhược giáp
Viêm khớp dạng thấp
Acromegaly: Bệnh to đầu chi
Bệnh của mô liên kết
Do chấn thương vùng cổ tay, gãy đầu dưới xương quay di lệch
Do bất thường giải phẫu vùng cổ tay:
Ống cổ tay nhỏ bẩm sinh
Dị dạng các gân gập
Bướu vùng cổ tay: bướu mỡ, bướu màng gân…

3. Biểu hiện, triệu chứng, đặc điểm của bệnh
Thần kinh giữa là thần kinh hỗn hợp, vừa vận động, vừa cảm giác
Bệnh nhân thường đau, dị cảm và than tê ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ½ ngón đeo nhẫn, đau các ngón tay, bàn tay, cổ tay và đôi khi vùng cẳng tay. Khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy,làm việc văn phòng… thì triệu chứng tê và đau sẽ nặng hơn.
Một số trường hợp nặng bệnh nhân sẽ biểu hiện yếu tay, cầm đổ vật dễ rớt đó là do cơ mô cái bị teo, không đối chiếu được ngón cái với các ngón khác
4. Hệ luỵ, hậu quả nếu không điều trị kịp thời
Néu không điều trị kịp thời gây ra:
Mất cảm giác các ngón cái, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn
Đau nhức các ngón tay, bàn tay, cổ tay, đau nhiều về đêm gây mất ngủ
Yếu tay, cầm nắm đổ vật dễ bị rới
Không làm được động tác đối chiếu ngón cái và các ngón khác


5. Phương pháp điều trị
+ Đối với trường hợp nhẹ cần điều hòa hoạt động cổ tay, giữ cổ tay ở vị trí trung tính (không gập quá cũng không duỗi cổ tay quá)
Hạn chế sử dụng cổ tay quá nhiều trong các công việc nội trợ, sinh hoạt và làm việc, nhất là động tác duỗi cổ tay, ví dụ như:
Hạn chế đánh máy tính quá nhiều, khi đánh máy tính cần có vật dụng mềm lót cổ tay
Hạn chế chạy xe hon đa quá xa, rổ ga quá mạnh hoặc sử dụng cổ tay quá nhiều khi chạy xe
Giữ bàn tay, ngón tay ấm, càng lạnh các ngón tay càng tê
Các công việc nặng như các ngành xây dựng, công nghiệp…cần hạn chế hoạt động cổ tay
Tránh các công việc phải lập đi lập lại quá nhiều cổ tay
Đeo nẹp để giữ vị trí cổ tay trung tính
Không nằm ngủ kê tay
+ Vật lý trị liệu:
Siêu âm điều trị vùng cổ tay
Tập vận động cổ tay
Chiếu đèn huỳnh quang vào vùng cổ tay
Mang nẹp cổ tay về đêm…
+ Uống thuốc: các loại thuốc kháng viêm, giảm đau sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và đỡ tê tay
+ Chích thuốc:
Chích Corticoide vào ống cổ tay, tuy nhiên phương pháp này cần Bác sĩ có kinh nghiệm, tránh tiêm vào dây thần kinh, bệnh nhân cần được tư vấn kỹ trước khi tiêm
6.Phẫu thuật
Cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay sẽ giúp thần kinh giữa hết chèn ép
Một số trường hợp nặng thần kinh giữa bị chèn ép lâu ngày nên bao ngoài thần kinh dầy lên đáng kể, vì vậy sau khi cắt dây chằng ngang thi bóc bao ngoài của thần kinh giữa sẽ tăng hiệu quả điều trị.
==========

Comments