Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa-Nguồn y sinh 24h-Nguyễn Công Trình st

Yêu cầu chung

Thông thường, lấy máu vào buổi sáng, sau một đêm ngủ dậy, chưa ăn. Tùy theo yêu cầu xét nghiệm cần có sự chuẩn bị dụng cụ, chất chống đông phù hợp để không gây sai số kết quả xét nghiệm. Mỗi mẫu bệnh phẩm cần ghi rõ họ tên bệnh nhân, khoa để tránh nhầm lẫn bệnh nhân; yêu cầu xét nghiệm.

Một số yêu cầu cụ thể

1. Dùng chất chống đông

Lượng chất chống đông cho 1 ml máu như sau:

Oxalat: 2 - 3 mg.
Citrat: 5 mg.
Flourid: 10 mg.
Heparin: 50 - 70 đơn vị.
EDTA: 1 mg.

Chú ý:
Xét nghiệm các chất điện giải thì không dùng muối oxalat natri, hoặc citrat vì làm tăng hàm lượng natri, giảm Ca++.

Xét nghiệm fibrinogen thì nên dùng EDTA để chống đông máu, không dùng heparin.

Thời gian bảo quản cho phép đối với huyết thanh hoặc huyết tương là 4 giờ ở nhiệt độ phòng, 24 giờ ở 4 độC.

Chi tiết về cách sử dụng các loại ống máu
a/ Ống máu và chất chống đông:
Mỗi loại ống máu sẽ chứa một chất chống đông khác nhau, có loại không chứa chất chống đông.

Màu đỏ: không chứa chất chống đông: sử dụng tách huyết thanh & các tế bào máu trong các xét nghiệm men gan, thành phần mỡ, xét nghiệm miễn dịch.

Màu xanh dương: chứa chất chống đông EDTA: bảo tồn hình dạng và khối lượng của tế bào máu trong một thời gian dài: sử dụng trong xét nghiệm đếm tế bào máu.

Màu xanh lá: chứa chất chống đông Natri citrat - nó kết hợp với Ca++ tạo Calcium citrate làm bất hoạt Caclium ngăn cản con đường đông máu: sử dụng trong xét nghiệm khảo sát sự đông - cầm máu.

Màu xám: chứa chất chống đông Kali Oxalat: sử dụng trong xét nghiệm đường huyết.

Màu đen: chứa chất chống đông heparin + lithium: sử dụng trong xét nghiệm ion đồ.

Tube thủy tinh: không chứa chất chống đông: sử dụng xét nghiệm làm co cục máu.

b/ Những sai sót nào thường gặp?

Dùng sai loại ống máu do bất cẩn hoặc không biết rõ loại ống máu phải dùng.
Bảo quản kém.
VD: để ống nghiệm trong phòng có nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi chất chống đông bên trong hoặc ống máu đã rút, không gửi sớm trong 4h thì chất lượng máu sẽ bị hư hỏng dẫn đến kết quả xét nghiệm sai hoặc không thể làm được.
Rút máu quá nhiều hoặc quá ít:
- Dư: lượng chất chống đông không đủ để đảm bảo tác dụng.
- Thiếu: không đủ lượng máu dùng cho xét nghiệm.
Chiết máu từ ống này sang ống khác: mỗi loại ống có chất chống đông khác nhau, chiết máu qua lại sẽ làm lẫn lộn các chất chống đông đó gây ảnh hưởng kết quả.
Không cho máu đúng thứ tự ưu tiên.
Đậy sai nắp ống.

c/ Vậy, thứ tự cho máu thế nào là đúng?
(1) Ống xanh lá: khi rút máu ra, các yếu tố đông máu vẫn tiếp tục hoạt động, càng để lâu sẽ càng kém hoạt động (theo cơ chế đông - cầm máu), cần cho vào ống xanh lá trước để các Na citrat hút Ca++ khỏi máu, làm ức chế các yếu tố đông máu đó.

(2) Ống đỏ: không chứa chất chống đông: các ống còn lại đều chứa chống đông, khi cho máu vào, ta thường để bơm tiêm tựa vào thành ống, có thể làm dính 1 ít chống đông của ống khác, bơm ngược vào ống đỏ sẽ khiến sai lệch kết quả.

(3) Ống đen.

(4) Ống xanh dương: do các tế bào máu chứa tiểu cầu là yếu tố đông máu, nếu để lâu thì tiểu cầu sẽ bị kết dính lại => sai kết quả.

(5) Ống xám.

Lưu ý:
- Nếu cho máu vào ống đen trước xanh lá, miệng bơm tiêm có thể chạm phải thành ống đen chứa heparin vốn "nhỏ nhỏ nhưng có võ" - tác dụng rất mạnh mẽ sẽ làm NGƯNG TOÀN BỘ quá trình đông máu của ống xanh lá.
- EDTA tạo phức với Ca ++ và Fe ++ : làm kết quả Ca ++ và Fe ++ trong máu giảm giả tạo.

d/ Thực hiện 4 đúng:
- Đúng bệnh nhân.
- Đúng ống nghiệm.
- Đúng kỹ thuật: ngoài kỹ thuật theo quy trình, cần chú ý thêm:
Không cột garrot quá 2 phút.
Không lấy tay đang truyền dịch hoặc chích thuốc => máu bị loãng hoặc vô tình chất trong thuốc làm giảm các yếu tố cần xét nghiệm.
Kéo nòng kim chậm và máu ra từ từ => tránh áp lực mạnh làm tiêu huyết.
Các ống có chất chống đông phải lắc nhẹ nhàng, đều đặn để trộn máu + chất chống đông.
Bơm máu phải tựa miệng bơm tiêm vào thành ống bơm nhẹ nhàng, không vứt ống nghiệm mạnh tay => tránh làm vỡ các tế bào máu.
- Đúng số lượng máu: thông thường là 2ml/ống. Riêng ống xanh lá thì phải đúng và đủ 2ml.
Mỗi ống đều có thiết kế riêng lượng 1 - 1.5ml cho phù hợp với sử dụng trong nhi khoa.
* Ống xanh lá:
- Nếu lấy lượng máu nhiều hơn quy định thì sẽ làm máu bị đông (có thể chỉ là đông dây) và như vậy kết quả XN tất nhiên sẽ sai (rút ngắn thời gian đông).
- Nếu lấy máu ít hơn thì sẽ làm dư lượng Natri. Vì vậy khi làm XN (phục hồi lại Canxi) thì sẽ lượng Natri dư ức chế 1 phần lượng Canxi cho vào (mà lượng Canxi cho vào là cố định) do vậy sẽ làm giảm nồng độ Canxi từ đó làm thay đổi thời gian đông (thường là kéo dài hơn). Như vậy kết quả sẽ không chính xác.
=> Vì vậy với Xn đông máu phải lấy đúng tỉ lệ quy định, nếu lấy sai phải lấy lại.

Không có mô tả ảnh.

2. Đối với các xét nghiệm enzym

Sau khi lấy máu xong làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, tránh làm tan máu (thường do kỹ thuật lấy máu và ly tâm). Máu để lâu làm tăng tính thấm của màng hồng cầu. Khi phải bảo quản mẫu bệnh phẩm cần chú ý thời gian cho phép bảo quản huyết thanh hoặc huyết tương ở 40C, theo bảng sau:

Bảng: Thời gian cho phép bảo quản để xác định các enzym huyết thanh. (xem hình đính kèm)

3. Khi lấy nước tiểu

Thông thường lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần đầu để làm các xét nghiệm định tính, trong đó có xét nghiệm 10 thông số, 2 thông số và 3 thông số nước tiểu. Khi nghi ngờ có glucose niệu thì nên lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.

Nước tiểu 24h (hoặc 12h) để làm xét nghiệm định lượng một số chất, thường phải thu góp vào dụng cụ đã được vô khuẩn và dùng chất bảo quản như dung dịch thymol 10% (5ml) và kết hợp bảo quản trong lạnh. Dung dịch thymol bảo quản để làm đa số các xét nghiệm nước tiểu (trừ 17-cetosteroid).

4. Xét nghiệm chuyên biệt

Xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base

Để làm xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base cần lấy máu đúng qui định, đúng kỹ thuật thì mới cho kết quả chính xác. Một số yêu cầu kỹ thuật là:

Vị trí lấy máu:
Lấy máu động mạch là tốt nhất, thường lấy máu động mạch trụ, động mạch quay, hoặc động mạch cánh tay. Cũng có thể lấy máu mao-động mạch hoá ở gót chân, ngón tay hoặc dái tai đã được làm nóng lên, kết quả cũng gần như như lấy máu động mạch. Lấy máu mao-động mạch hoá đặc biệt tốt đối với trẻ em.

Dụng cụ:
Lấy máu bằng dụng cụ chuyên biệt như microsampler, nó cho phép lấy máu động mạch tránh được bọt không khí làm hưởng đến kết quả xét nghiệm (pH, PaCO2, PaO2, SaO2...).

Lấy máu xong phải đo ngay trong vòng 30 phút. Muốn thế máy phải được chuẩn trước và luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng đo. Nếu do điều kiện không đo ngay được phải bảo quản mẫu máu trong nước đá, nhiệt độ ≤ 4 độC và đo càng sớm càng tốt.

===xem thêm :===
1. https://tailieuhoctap123blog.wordpress.com/tag/nguyen-cong-trinh/
2. https://medium.com/@nguyencongtrinh11

3. https://twitter.com/nhatkyhoctap

Comments

  1. Merit Casino - Curaçao Casino
    Merit casino is a relatively new and 제왕카지노 unique casino in the world. It is very similar 메리트카지노 to all other casinos which have a great 메리트카지노 casino but with a

    ReplyDelete

Post a Comment