Những sai lầm và vấn đề thường gặp phải của những người mới bắt đầu đi tập gim- Nguyễn Công Trình st

1. Đi tập là phải ăn theo chế độ.
Bạn cứ việc ăn như bình thường, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi sau khoảng 12 buổi tập. Còn nếu bạn ăn được theo chế độ thì càng tốt. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ những chế độ ăn mà mình muốn áp dụng. Ví dụ: low carb dành cho vận động viên khi chuẩn bị lên sàn, người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, và chế độ ăn này cũng không nên duy trì quá 3 tuần; keto dành cho vận động viên, người bệnh tiểu đường, không nên duy trì quá 2 tuần; dash dành cho người bị cao huyết áp, béo phì, tim mạch. Và nên nhớ không nên bỏ hoàn toàn carb nha các bạn.
------
2. Đi tập là sẽ giảm cân.
Các bạn nên tập trung vào mục tiêu là giảm số đo. Có thể khối lượng cơ thể vẫn giữ nguyên hoặc giảm ít nhưng số đo lại giảm có nghĩa là bạn đang tăng cơ giảm mỡ. Nếu bạn muốn giảm nhiều mỡ hơn thì nên tập các bài tập cardio nhiều hơn.
------
3. Muốn giảm mỡ chỗ nào thì tập chỗ đó.
Mỡ sẽ giảm toàn thân, chỗ nào mỡ nhiều nhất sẽ giảm chỗ đó trước, thường là bụng. Và không có chuyện tập riêng biệt chỗ nào thì sẽ giảm mỡ chỗ đó, mà còn làm phần cơ thể đó to hơn vì cơ bắp phát triển. Muốn giảm mỡ thì bạn phải kết hợp tập luyện cardio, hiit, tabata, tập xoay vòng (circut training),.... kèm theo chế độ ăn uống khoa học.
------
4. Ăn quá ít để giảm cân.
Điều này không sai, có thể vài tuần đầu bạn sẽ giảm cân rất nhanh. Tuy nhiên, về lâu về dài sẽ không tốt cho sức khỏe, ngay cả bác sĩ cũng khuyến cáo 1 tháng không nên giảm cân quá nhiều, và bạn sẽ nhanh chóng "dậm chân tại chỗ", vì lúc đó cơ thể đã thích nghi với việc tập luyện và ăn uống như vậy. Bạn nên giảm từ từ chứ không nên giảm lượng calo nạp vào cơ thể quá ít. Nên nhớ quá trình giảm cân là một quá trình lâu dài và cần sự kiên nhẫn.
------
5. Ăn quá nhiều để tăng cân.
Ngược lại với phía trên, các bạn này ăn cực nhiều để tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ tạo ra áp lực cho dạ dày phải đột ngột làm việc quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh dạ dày. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ không hấp thu tất cả mà thải luôn ra ngoài. Các bạn nên tăng lượng thức ăn từ từ và chia nhỏ bữa ăn để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất. Và cũng nên nhớ, tăng cân cũng là một quá trình lâu dài và cần duy trì.
------
6. Ăn bậy bạ.
Cái này rất nhiều bạn khi tăng cân gặp phải, cứ nghĩ đi tập thì ăn gì cũng được. Dĩ nhiên các bạn không cần phải ăn theo chế độ, nhưng các bạn vẫn nên chọn lọc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm nên tránh: đồ ngọt, nước ngọt, trà sữa, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ hộp, mì gói... vì chúng sẽ có thể làm bạn tăng cân nhưng tăng rất ít cơ và tăng mỡ rất nhiều, nhưng nếu thèm quá thì 1 tuần các bạn có thể "ăn gian" một lần.
------
7. Đi tập là phải sử dụng thực phẩm bổ sung (TPBS).
Các bạn cứ ăn uống trước đi đã, chỉ nên sử dụng sau khi đã tập luyện được vài tháng. Nhưng nếu các bạn muốn sử dụng để có kết quả nhanh hơn thì nên tìm hiểu trước khi sử dụng. Và TPBS không phải là thuốc nha các bạn. Mình sẽ liệt kê những loại TPBS nên sử dụng dành cho người mới với thứ tự ưu tiên theo mình: Whey, BCAA, Creatine, Omega 3, Vitamin D. Lưu ý là có xài TPBS thì nên uống nhiều nước nhé.
------
8. Tập quá nặng.
Các bạn nên nhớ, cơ thể con người có giới hạn, đừng thấy ông kế bên tướng cũng gần giống bạn đẩy tạ nặng rồi mặc cảm mà đi gắn thêm tạ cho bằng anh bằng em, các bạn không biết người đó đã tập bao lâu rồi đâu, và không phải ai cũng khỏe như nhau. Hãy tập với cơ thể của bạn chứ đừng tập với cái tôi, dẹp nó qua một bên đi nếu không muốn bị chấn thương.
Nguồn : Toan Do
====Đánh giá của tôi ====
+ Nên ăn nhẹ trước khi tập thì được chứ ăn bữa no nê rồi đi tập thì đau dạ dày đấy nhé .
+Khuyên các bạn newbie đi tập hãy đi cùng PT hoặc người tập lâu năm có kinh nghiệm.Đừng tập cho sướng nhưng không đúng kỹ thuật , quá sức sẽ khiến đau lưng ==>khỏi tập luôn á ! 

Comments