Công trình nghiên cứu về bộ gen người Việt -Nguyễn Công trình st

Công trình nghiên cứu về bộ gen người Việt được nhóm các nhà nghiên cứu Vinmec công bố trên tạp chí Human mutation (IF 4,5) mang rất nhiều tín hiệu tích cực. Từ báo cáo chúng ta có thể thấy một số điểm đáng chú ý:
- Gen người Việt (KHV-hình vuông màu đỏ trên hình 1) có nhiều khác biệt so với gen người Trung Quốc Hoa Bắc (CHB- hình tam giác xanh hướng lên). Điều này phủ nhận giả thuyết người Việt cổ đã bị tuyệt chủng gần hết (kèm bằng chứng phi khoa học về bàn chân Giao Chỉ) và người Kinh là hợp chủng của người Hán và nhiều giống dân. Giả thuyết phi khoa học này đang được một số nhà trí thức đẩy mạnh truyền bá bất chấp các nghiên cứu gen quốc tế trước đó. Sự xâm chiếm sau 1000 năm Bắc thuộc đã không ảnh hưởng đến gen người Việt bởi sự kiên cường trong cả việc ....kết hôn với người Trung Quốc. Còn quan lại, binh lính Trung Quốc sau khi hết nhiệm vụ lại trở về nhà.
Hình 1. Phân tích thành phần chính của KHV và các quần thể châu Á khác. CHB: Hán Bắc Trung Quốc; CHS, Hán Nam Trung Quốc; ID: JV, Java Indonesia; JP RK: Ryukyuan Nhật Bản; JPT: người Nhật; KHV: người Việt (Kinh); KR: Hàn Quốc; MY, Malay Malaysia; PI:Philippines; TAI, Thái Lan. (Nguồn nghiên cứu đã dẫn trong bài).

- Gen người Việt và người Thái (Tai - dấu X) chồng lẫn lên nhau. Người Thái là gồm cư dân Thái Lan, Lào, Thái Việt Nam, Thái Trung Quốc. Người Tày, Nùng, Choang Trung Quốc là anh em ruột thịt của người Thái vì cùng ngữ hệ, vì bị người TQ xâm chiếm mà người Thái đã di cư từ Hoa Nam xuống (hình 3 sơ đồ di cư của hệ ngữ Thái). Kết quả này chứng minh người Việt và Thái là anh em ruột cùng tổ tiên và rất gần nhau chứ không phải người Việt là người phía Nam di cư lên như một số giả thuyết khác. Ngữ hệ Mon-khmer của người Việt được các nhà nghiên cứu chứng mình không phải từ Campuchia mà từ Hoa Nam di cư xuống (Sidwell, Paul. 2018. Austroasiatic deep chronology and the problem of cultural lexicon. Paper presented at the 28th Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, held May 17–19, 2018 in Kaohsiung, Taiwan). Gen liên hệ mật thiết với ngôn ngữ, chứng tỏ trước đó hai khối dân cư này phải nói cùng 1 thứ ngôn ngữ sau đó tách rời ra dần dần. Các cộng đồng dân cư này đã cùng nhau xây dựng văn minh Phùng Nguyên, Đông Sơn vô cùng rực rỡ.
Hình 2. Bản đồ của các nhóm dân cư trong nghiên cứu

- Gen người Việt và người Mã Lai (MY - hình tròn màu xanh) cách xa nhau phủ nhận giả thuyết nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt mà nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc đề xuất. Văn hóa Mã Lai và Nam Đảo có nhiều điểm giống với văn hóa Việt bởi sự giao lưu văn hóa, thông thương và do người Việt cổ di cư do chiến tranh.
- Người Philippines ( Pi hình vuông màu cam) rất gần gen với người Việt và người Thái. Nguyên nhân là vì sự di cư của người Đài Loan cổ (cũng thuộc tộc Việt) xuống Philippines cách đây 3000 năm trước.
- Gen người Việt và người Trung Quốc Hoa Nam (CHS hình tam giác hướng xuống dưới) gần nhau và có nhiều chỗ đan xen. Nhóm Trung Quốc Hoa Nam còn gần với gen người Việt hơn cả Trung Quốc Hoa Bắc. Điều này cho thấy quan điểm lãnh thổ tộc Việt xưa trải dài cả Hoa Nam và Việt Nam là có cơ sở. Các nghiên cứu trước đã cho thấy dòng di cư mạnh từ Nam lên Bắc từ 12000 năm trước do nước biển dâng để rồi 4000 năm trước tổ tiên chúng ta lại di cự ngược từ Bắc xuống Nam. Hoa Nam bị Hán hóa 1 phần do sự di cư người Hoa Bắc tới bắt đầu từ thời Triệu Đà. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời tiền sử cần mở rộng ra nghiên cứu ở cả Hoa Nam và có sự giao lưu văn hóa với Hoa Bắc bởi sự di cư của người Việt.
Hình 3. Bản đồ mở rộng phạm vi của Ngữ hệ Nam Đảo. Các thời kỳ dựa trên những nghiên cứu khảo cổ học. Dựa trên the Atlas historique des migrations by Michel Jan et al. 1999 and "The Austronesian Basic Vocabulary Database" 2008.

- Nghiên cứu cũng tái khẳng định thuyết rời Châu Phi, công bố dòng di cư từ Nam lên Bắc là dòng di cư chiếm ưu thế của tiến sĩ Chu (1998).
Kết quả của nghiên cứu về nguồn gốc người Việt không mới so với các nghiên cứu quốc tế nhưng vì được thực hiện trên số mẫu người Việt (Kinh) lớn so với các mẫu trong quá khứ thường có độ phủ nhỏ nên tái khẳng định một cách chắc chắn các nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới. Mặt khác đây là nghiên cứu gen đầu tiên của Việt Nam liên quan trực tiếp đến vấn đề dân tộc và lịch sử nên nó sẽ mở ra hướng mới cho các ngành sinh học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học ở Việt Nam, giúp soi sáng các trang sử đã mất của dân tộc.
Link gốc bài nghiên cứu: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/humu.23835
=========
Bình luận:
1.Qua bản đồ gen ta thấy. Người kinh ngày nay có sự chồng lấn gen lên người Tai. Mà Tai Thái lan thì bị ngăn cách bởi Khmer. Tai Thái lan ít qua lại với người kinh ở VN.
Vậy Chỉ có thể là người Tày Nùng Thái ở Việt bắc, điều này càng chứng tỏ trước đây vùng đất phía bắc đồng bằng sông hồng có cư dân Tày Thái cổ cư trú và An dương vương chính xác là người Tày Thái cổ. Điều đặc biệt là người kinh không hề liên quan đến người Hán.

Người Thái Lan hiện tại di cư từ Quảng Đông, Quảng Tây tới là anh em ruột thịt với người Tày, Nùng, Choang. Người Việt với nhóm dân Tai theo gen và theo lịch sử cực gần nhau là anh em ruột. Các tài liệu Trung Quốc như Nam Việt chí, Thái Bình quảng ký, Giao Châu ngoại vực ký.. đều nói ở Lưỡng Quảng, Hải Nam, Bắc và Trung Việt Nam là dân Lạc Việt có Hùng Vương sau thay bởi Thục Vương. Như vậy các nhóm dân cư này sau khi Tần, Hán xâm chiếm mới tách dần ra khỏi nhau
Link gốc : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10161883150340526&id=519710525
 

Comments