NHỮNG CÔ GIÁO DẠY VĂN KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC SÁCH - Nguyễn Công Trình st
(Những cô giáo dạy văn có - đọc - sách yên tâm là 'nó trừ mình ra')
CHUYỆN THỨ 4
(Nói về học vị; các thạc sĩ, tiến sĩ thật cũng yên tâm là 'nó trừ mình ra')
Anh bạn của nhà cháu nguyên là giảng viên dạy Văn một trường cao đẳng miền núi. Bố mẹ anh đều là giáo viên. Cô em gái cũng là giáo viên – giáo viên dạy Văn. Gia đình anh được xếp vào hàng trí thức toàn tòng. Nếu như anh cứ yên tâm với nghề giáo thì chắc chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng số anh đắm đuối với cái Đẹp nên sau khi uể oải với những bài giảng đóng khung trên giảng đường, anh chìm đắm vào sáng tác. Khổ cho anh, dính ngay giải Nhất cuộc thi truyện ngắn ở một tờ báo văn chương lớn. Bởi thế mà anh về Thủ đô.
Một tối sau bữa cơm bụi vỉa hè, anh bạn ngập ngừng nói với nhà cháu:
“Ông ạ, tôi phải kiếm đủ 50 triệu làm... luận án tiến sĩ.”
(Xin nói thêm, đây là giá cách đây chục năm, giờ thì... trượt giá, cao gấp mấy lần rồi).
Mới nghe thế, nhà cháu cắt ngay:
“Điên à! Lương ông tháng mấy triệu, ăn cơm bụi chửa đủ no, tích cóp bao giờ cho đủ ngần ấy tiền?”
“Nhưng mà…”
“Nhưng mà gì? Cơ quan văn nghệ người ta chỉ phục tài nhau qua tác phẩm, chả ai mang học hàm học vị ra so đâu.”
Anh bạn gãi đầu khổ sở:
“Thì tôi cũng biết thế… Nhưng mà…”
“Nhưng mà sao? Ông cứ viết cho hay như hiện nay thì ai dám coi thường ông?”
“Ừ, cơ quan không ai coi thường… Nhưng mà… em gái tôi nó coi thường. Hôm nọ tôi về, nó dám nói trước cả nhà rằng, 'em không hiểu sao anh lại đi theo cái nghề văn dở hơi ấy. Em tưởng anh về Hà Nội để làm luận án tiến sĩ mang lại vẻ vang cho gia đình'…”
Ca này lạ đây. Những câu chuyện giáo viên dạy văn 'khinh sách' chợt ùa về, nhà cháu buột hỏi:
"Thế em gái ông có đọc sách không, có đọc văn của ông không?"
Anh bạn cúi đầu giấu một hơi thở dài rồi buông một câu u uất:
"Nếu đọc thì nó đã chả bao giờ nói như thế!"
À, ra thế!
Dưới con mắt của cô giáo dạy Văn không bao giờ đọc sách kia, văn chương và danh hiệu nhà văn là những thứ phù phiếm đáng vứt đi. Chỉ có học vị tiến sĩ mới cao cả.
Nhà cháu là người luôn coi trọng học vấn, kính trọng những trí thức thực tài nên luôn giữ quan niệm học vị tiến sĩ phải gắn với những công trình xuất sắc, đi được vào đời sống và có tác động tích cực đến xã hội. Nhưng nhà cháu cũng thông cảm với những người, vì vị trí công việc nên dù không muốn họ vẫn phải phấn đấu để có học vị học hàm.
Còn anh bạn, một khi đã giã từ nghề giáo chuyển sang sáng tác chuyên nghiệp thì bằng tiến sĩ để làm gì? Chả nhẽ để mỗi khi in truyện in sách thì ghi kèm vào bút danh là Tiến sĩ - Nhà văn xxx ư?
Thế nhưng anh bạn vẫn phải làm.
Anh chọn một đề tài khá “nhọc”, tự khai phá một mảnh đất hoang vu. Bằng tiến sĩ của anh bạn là bằng thật.
Nhưng chẳng hiểu sao, nhà cháu lại thấy tiếc và trách cô giáo dạy văn kia. Nếu cô đừng nói những 'lời cay đắng' thì anh trai cô, với văn tài đã được khẳng định, sẽ dành thời gian mấy năm để viết một cuốn tiểu thuyết hay, đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều hơn là một cái luận án tiến sĩ điểm ưu mà... chả để làm gì. Còn số tiền nhiều triệu kia anh trai cô hoàn toàn đủ để cưới vợ, đâu phải vẫn lang thang cơ nhỡ như nay...
(Còn nữa)
CHUYỆN THỨ 4
(Nói về học vị; các thạc sĩ, tiến sĩ thật cũng yên tâm là 'nó trừ mình ra')
Anh bạn của nhà cháu nguyên là giảng viên dạy Văn một trường cao đẳng miền núi. Bố mẹ anh đều là giáo viên. Cô em gái cũng là giáo viên – giáo viên dạy Văn. Gia đình anh được xếp vào hàng trí thức toàn tòng. Nếu như anh cứ yên tâm với nghề giáo thì chắc chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng số anh đắm đuối với cái Đẹp nên sau khi uể oải với những bài giảng đóng khung trên giảng đường, anh chìm đắm vào sáng tác. Khổ cho anh, dính ngay giải Nhất cuộc thi truyện ngắn ở một tờ báo văn chương lớn. Bởi thế mà anh về Thủ đô.
Một tối sau bữa cơm bụi vỉa hè, anh bạn ngập ngừng nói với nhà cháu:
“Ông ạ, tôi phải kiếm đủ 50 triệu làm... luận án tiến sĩ.”
(Xin nói thêm, đây là giá cách đây chục năm, giờ thì... trượt giá, cao gấp mấy lần rồi).
Mới nghe thế, nhà cháu cắt ngay:
“Điên à! Lương ông tháng mấy triệu, ăn cơm bụi chửa đủ no, tích cóp bao giờ cho đủ ngần ấy tiền?”
“Nhưng mà…”
“Nhưng mà gì? Cơ quan văn nghệ người ta chỉ phục tài nhau qua tác phẩm, chả ai mang học hàm học vị ra so đâu.”
Anh bạn gãi đầu khổ sở:
“Thì tôi cũng biết thế… Nhưng mà…”
“Nhưng mà sao? Ông cứ viết cho hay như hiện nay thì ai dám coi thường ông?”
“Ừ, cơ quan không ai coi thường… Nhưng mà… em gái tôi nó coi thường. Hôm nọ tôi về, nó dám nói trước cả nhà rằng, 'em không hiểu sao anh lại đi theo cái nghề văn dở hơi ấy. Em tưởng anh về Hà Nội để làm luận án tiến sĩ mang lại vẻ vang cho gia đình'…”
Ca này lạ đây. Những câu chuyện giáo viên dạy văn 'khinh sách' chợt ùa về, nhà cháu buột hỏi:
"Thế em gái ông có đọc sách không, có đọc văn của ông không?"
Anh bạn cúi đầu giấu một hơi thở dài rồi buông một câu u uất:
"Nếu đọc thì nó đã chả bao giờ nói như thế!"
À, ra thế!
Dưới con mắt của cô giáo dạy Văn không bao giờ đọc sách kia, văn chương và danh hiệu nhà văn là những thứ phù phiếm đáng vứt đi. Chỉ có học vị tiến sĩ mới cao cả.
Nhà cháu là người luôn coi trọng học vấn, kính trọng những trí thức thực tài nên luôn giữ quan niệm học vị tiến sĩ phải gắn với những công trình xuất sắc, đi được vào đời sống và có tác động tích cực đến xã hội. Nhưng nhà cháu cũng thông cảm với những người, vì vị trí công việc nên dù không muốn họ vẫn phải phấn đấu để có học vị học hàm.
Còn anh bạn, một khi đã giã từ nghề giáo chuyển sang sáng tác chuyên nghiệp thì bằng tiến sĩ để làm gì? Chả nhẽ để mỗi khi in truyện in sách thì ghi kèm vào bút danh là Tiến sĩ - Nhà văn xxx ư?
Thế nhưng anh bạn vẫn phải làm.
Anh chọn một đề tài khá “nhọc”, tự khai phá một mảnh đất hoang vu. Bằng tiến sĩ của anh bạn là bằng thật.
Nhưng chẳng hiểu sao, nhà cháu lại thấy tiếc và trách cô giáo dạy văn kia. Nếu cô đừng nói những 'lời cay đắng' thì anh trai cô, với văn tài đã được khẳng định, sẽ dành thời gian mấy năm để viết một cuốn tiểu thuyết hay, đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều hơn là một cái luận án tiến sĩ điểm ưu mà... chả để làm gì. Còn số tiền nhiều triệu kia anh trai cô hoàn toàn đủ để cưới vợ, đâu phải vẫn lang thang cơ nhỡ như nay...
(Còn nữa)
=======Bình luận ========
1. Chưa thấy có con số thống kê
cụ thể nào về số lượng các đề tài làm thạc sĩ, tiến sĩ của VN trong
những năm vừa qua, xem có bao nhiêu % trong số các công trình đó là có
giá trị và được ứng dụng trong thực tế cuộc sống, hoặc trong học thuật.
Tỷ như cái đề tài tiến sĩ của bà Lu học về Malaysia chẳng hạn. Chủ nghĩa
háo danh đã nhiễm vào máu bao thế hệ rồi, khó chữa lắm.
2.Em thì đọc đủ các thể loại, nhưng không bao giờ dạy văn lại càng không viết được văn.
Tuy nhiên, em luôn cảm phục và biết ơn những người viết sách và viết văn bởi vì không có họ thì chỉ số IQ và kiến thức của em chắc là không có cách nào tiến hoá được.
Tuy nhiên, em luôn cảm phục và biết ơn những người viết sách và viết văn bởi vì không có họ thì chỉ số IQ và kiến thức của em chắc là không có cách nào tiến hoá được.
3. Có một cô giáo dạy
Văn (đã hưu) đọc truyện ngắn VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG của tôi trên Văn nghệ
Tp. HCM. Cô nói: Làm gì có chuyện hai tên địch bị thương, chúng băng bó
cho nhau và đang nằm trước họng súng AK mà anh giải phóng ấy lại không
bắn chết chúng! (???!!!). Chắc hồi dạy
Chí Phèo cô ấy sẽ cho học sinh ghi: Làm gì có chuyện Bá Kiến sợ Chí
Phèo, đây là sự nhầm lẫn của sách giáo khoa! (???). Cảm ơn nhà văn Đỗ
Tiến Thụy !
Nguồn : Đỗ Tiến Thụy
========xem thêm ====
1. https://kythuatysinhblog.wordpress.com/
2. https://www.youtube.com/channel/UCmh5eroSubN_w1J4u19d6_Q
3. https://www.facebook.com/nguyencongtrinh11/
Comments
Post a Comment