Hai loài cây chết người tại Thái Nguyên -Nguyễn Công Trình

1.Loài cây sui 

Cây Sui còn gọi là cây Thuốc bắn có danh pháp khoa học là Antiaris toxicaria. Đây là cây gỗ lớn có thể cao tới 30 mét, phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Úc. Ở Việt Nam, cây Sui mọc nhiều ở vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu...v.v.
Cây Antiaris toxicaria (cây sui) có rất nhiều tên gọi địa phương khác nhau. Ở đảo Java của Indonesia, cây độc này được gọi là cây Xuy, ở đảo Hải Nam của Trung Quốc Antiaris toxicaria được gọi là “Cây mũi tên độc” bởi vì trước đây người Trung Quốc cổ đại đã lấy chất độc của cây Sui tẩm vào đầu mũi tên dùng trong săn bắn và chiến tranh. 

Thân cây Sui trưởng thành có đường kính lên tới 40 cm, lá hình elip dài 7 – 19 cm và rộng 3 – 6 cm, vỏ cây màu xám nhạt. Cây phát triển nhanh và đạt tới kích thước trưởng thành trong vòng 20 năm. 
Cây Sui chứa chất độc cardenolides glycoside nổi tiếng được dùng để tẩm cho mũi tên và phi tiêu. Vì thế ở Java cây Sui được gọi là Xuy cũng có nghĩa là “độc” hoặc còn mang các biệt danh như “lính gác”, “sứ giả”. 
Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tiếp xúc quá gần với cây Sui. Nhựa cây Sui nếu bắn vào mắt sẽ gây mù mắt, tiếp xúc với các vết thương có thể ngấm vào máu gây tử vong khi không được chữa trị kịp thời. 
Ở Trung Quốc, loài cây này được cho là cực kỳ nguy hiểm. Dân gian tương truyền rằng, nếu ai trúng độc cây Mũi Tên Độc này thì sẽ chết sau 7 bước leo lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường bằng. Bởi chất độc của cây Sui có khả năng tấn công vào tim người trúng độc, nhanh chóng khiến tim ngừng đập, làm nhão người và tái xanh mặt mày, tắc thở và tử vong. 
Tuy có độc tố khủng khiếp nhưng hiện cây Sui đang được Y học ứng dụng vào bào chế một số loại thuốc trị sốt, trợ tim, huyết áp cao…v.v.
2.Cây trúc đào 
Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu  á . Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2–6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại quả nang  dài nhưng hẹp, kích thước dài 5–23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid (Goetz 1998)
Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây
 Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em
==========

Mua hàng hóa và sách ,video tại đây : hangmoi113.blogspot.com

+Blog tập hợp các bài học , kinh nghiệm của tớ nhé : tailieuhoctap123blog.wordpress.com/tag/nguyen-cong-trinh/

Hoặc : kythuatysinhblog.wordpress.com/

+Kênh youtube chính của tớ : www.youtube.com/channel/UCmh5eroSubN_w1J4u19d6_Q


Comments