Phân loại xử lý tín hiệu điện cơ
EMG chưa qua xử lý
- Tín hiệu chưa qua xử lý có:
+ Biên độ từ 0-6 mV + Tần số từ 10-500 Hz
- Điện áp đỉnh - đỉnh
+ Đo bằng mV + Biểu hiện sự hoạt động đều đặn của cơ
- Sự phân tích là chất lượng hơn cả
Chỉnh lưu
-Chỉ những giá trị dương là được lấy, còn lại bị loại bỏ. -Chỉnh lưu nửa sóng: những gía trị (-) sẽ bị loại bỏ, chỉ những gía trị (+) là được giữ lại. -Chỉnh lưu cả sóng: sử dụng giá trị tuyệt đối của mỗi điểm dữ liệu. -Chỉnh lưu toàn sóng được ưu tiên hơn.
Lọc
-Lọc Notch:
+ Loại bỏ đi dải tín hiệu không được chọn, thường rất hẹp. + Với tín hiệu EMG thông thường là từ 59-61 Hz + Sử dụng để loại bỏ nhiễu điện 60Hz + Nhưng ngoài ra còn bỏ đi
dữ liệu đúng + Có quá nhiều nhiễu nên bộ lọc sẽ không có giá trị.
-Lọc thông thấp
+ Cho những tần số đặc biệt đi qua
+ Thường đặt trong khoảng 20-300Hz + Đây không phải là một bộ lọc hoàn thiện. + Bề mặt cơ có thể phát ra tần số trên 500Hz + Dụng cụ đo nhịp tim có thể loại bỏ với giới hạn tần số cắt thấp là 100Hz + Bộ lọc gồm cả lọc 60Hz nó chứa cả nhiễu thiết bị
- Trong thí nghiệm 1, SV sẽ ghi lại hoạt động EMG khi cơ nhị đầu và cơ tam đầu cánh tay (Hình 3) co tự ý. − Dữ liệu EMG thô trong quá trình co tự ý có thể được xử lý theo những cách khác nhau biểu thị mức độ hoạt động EMG. Phương pháp sử dụng ở đây là lấy giá trị tuyệt đối ở mỗi điểm, sau đó toàn bộ tín hiệu được tích hợp lại để có thể nhận diện rõ ràng hơn hình dạng và thời gian xảy ra các thay đổi của hoạt động điện. 3. Hiện tượng đồng hoạt hóa: Trong thí nghiệm này, SV sẽ khảo sát sự co cơ đồng hoạt hóa: là hiện tượng trong đó sự co của một cơ dẫn đến hoạt động nhỏ hơn ở những cơ đối kháng. Ý nghĩa sinh lý của việc này không hoàn toàn rõ ràng, nhưng có ý kiến cho rằng nó sẽ giúp ổn định chung. 4. Sự co cơ khi có kích thích SV ghi lại tín hiệu EMG khi tạo kích thích điện đến dây thần kinh vận động chi phối một cơ. − Cơ dạng ngón cái thuộc nhóm cơ lòng bàn tay (Hình 4) − Dây thần kinh vận động đến cơ dạng ngón cái (dây thần kinh giữa) dễ bị kích thích ở cổ tay và khuỷu tay. Trong thí nghiệm này, các điện cực kim loại được gắn lên da. Các xung điện ngắn được phát qua da đến các dây thần kinh, và sinh viên sẽ ghi nhận lại thời gian cần thiết để cơ co đáp ứng với các xung điện đó. 5. Tốc độ dẫn truyền thần kinh − Tốc độ của các đáp ứng phụ thuộc vào tốc độ dẫn truyền. − Thông thường, tốc độ dẫn truyền thần kinh khoảng 50-60m/s. Tuy nhiên, tốc độ dẫn truyền có thể thay đổi giữa người này với người kia và giữa các dây thần kinh khác nhau. − Rối loạn thần kinh - cơ làm cho cơ bắp đáp ứng bất thường với kích thích. Đo hoạt động điện của cơ và dây thần kinh có thể giúp phát hiện sự hiện diện, vị trí và mức độ của bệnh làm tổn hại đến mô cơ (VD: loạn dưỡng cơ) hoặc dây thần kinh (VD: xơ cứng teo cơ bên: bệnh Lou Gehrig). Trong trường hợp tổn thương dây thần kinh, ta có thể tìm thấy vị trí của tổn thương thần kinh đó. Trong một thử nghiệm lâm sàng, các nghiên cứu về EMG và dẫn truyền thần kinh thường được thực hiện cùng với nhau. − Khi kích thích dây thần kinh ngoại biên, các tình nguyện viên sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc ngứa ran. Cảm giác đó tương tự như hiện tượng phóng tĩnh điện khi cọ xát bàn chân trên thảm và sau đó chạm vào một vật bằng kim loại. Trong những thí nghiệm này, mỗi xung điện rất ngắn (<1/1000s), năng lượng không đủ cao để gây thương tích hoặc thiệt hại. Đây là phương pháp đo qua bề mặt da, vì vậy không có nguy cơ nhiễm trùng. II. THỰC HÀNH: Mục tiêu: 1. Ghi nhận được điện cơ đồ khi cơ co tự ý và khảo sát lực co cơ thay đổi như thế nào khi tăng dần sự kích thích. 2. Ghi nhận được điện cơ đồ khi bị kích thích bằng cách kích thích thần kinh giữa ở cổ tay. Hình 3. Cơ nhị đầu và tam đầu cánh tay Hình 4. Một số cơ của cánh tay và bàn tay
- 3. 3 3. Đo được vận tốc dẫn truyền thần kinh từ sự khác nhau về đáp ứng kích thích khi ta kích thích thần kinh ở 2 vị trí: cổ tay và khuỷu tay. A. Điện cơ đồ (EMG) Thí nghiệm 1. Sự co cơ tự ý (không thực hành) Thí nghiệm 2. Hoạt động xen kẽ và sự đồng kích hoạt (không thực hành) B. Dẫn truyền thần kinh (nerve conduction) SV thực hiện thí nghiệm sẽ được kích thích thần kinh giữa ở cổ tay để ghi nhận lại hoạt động điện của cơ dạng ngón cái đồng thời ghi nhận thời gian tiềm tàng. Chú ý: − Một vài thí nghiệm cần phải kích thích điện vào cơ thông qua các điện cực đặt lên da. Vì vậy những người đang sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc có bệnh về thần kinh hay rối loạn tim mạch thì không nên tình nguyện thực hiện thí nghiệm này. − Nếu trong lúc thí nghiệm người thực hiện cảm thấy khó chịu, SV phải dừng thí nghiệm lại vào báo ngay với giảng viên hướng dẫn. Khi kích thích thần kinh, SV có thể có co cơ và cảm giác ngứa ran hay một cơn đau ngắn. 1. Cách gắn điện cực: − SV tình nguyện đo phải tháo bỏ đồng hồ, nữ trang ... trên tay. − Gắn cáp Bio Amp vào ổ Bio Amp trên PowerLab. − Buộc đai nối đất vào cổ tay hay bàn tay, mặt xù xì của đai phải tiếp xúc hoàn toàn với da. Gắn dây dẫn màu xanh lá vào đai nối đất. − Gắn đầu dây điện cực vào cáp Bio Amp theo màu (hình 5) − Dùng bút bi đánh dấu 2 điểm gắn điện cực đo cách nhau khoảng 2 – 3cm trên cơ dạng ngón cái (hình 8) − Chà nhẹ trên da 2 điểm đánh dấu để làm giảm điện trở của da. − Gắn đầu dây dẫn vào 2 điện cực. − Dán 2 điện cực vào 2 điểm đã đánh dấu, để hạn chế di chuyển điện cực thì dùng băng dính để gắn điện cực vào da. Lƣu ý: Chấm đỏ trên mặt sau của Stimulating Bar Electrode đánh dấu điện cực dương. Phải bảo đảm điện cực được gắn đúng như hình vẽ, nghĩa là điện cực âm (negative) nằm gần cổ tay. Các điện cực nên nằm dọc theo trục cánh tay, với các dây dẫn hướng về phía bàn tay. − Gắn dây Stimulating Bar Electrode vào ổ Isolated Stimulator trên PowerLab: dây đỏ gắn vào ổ đỏ, dây đen gắn vào ổ đen. − Bôi một ít Electrode Cream lên hai đầu bạc của Stimulating Bar. − Đặt Stimulating Bar lên vị trí của dây thần kinh giữa ở cổ tay (hình 5) Hình 5. Gắn điện cực trên cơ dạng ngón cái
Nguồn tham khảo :
Comments
Post a Comment