Nguyên lý mạch đa hài dùng 2 phần tử khuếch đại-Nhật ký học tập-Nguyễn C...

Mạch đa hài 

dao động đa hài
Mạch đa hài:

Mạch đa hài là loại đơn giản nhất của 1 bộ multivibrator, bao gồm 2 con BJT mắc chéo, thêm vào các trở để phân cực và 2 tụ hóa để thực hiện quá trình nạp xả. Chúng ta sẽ tính được chu kỳ của nó qua R,C
Trạng thái 1:

- Điện áp tại Out1 ~ GND, bởi vì Q1 mở mà.

- Side bên phải của C1 (và Cực B của Q2) bắt đầu được nạp điện từ 0 cho đến 0.6V.

- R3 kéo dòng tại cực B của Q1 lên. Nhưng mối nối PN tại 2 cực B-E ngăn cản điện áp tại đó ko quá 0.6V.

- Dòng điện qua R4 nạp vào side phải của C2 cho đến khi bằng V nguồn. Vì R4 < R2 nên C2 nạp điện nhanh hơn C1.

Khi cực B của Q2 đạt tới 0.6V thì Q2 bắt đầu mở, và xảy ra dòng hồi tiếp dương:

- Q2 lập tức đưa thế tại side phải của C2 về 0 (vì Q2 mở mà)

- Vì điện áp trong tụ điện không thay đổi nhanh được, cho nên áp tại side trái của C2 sẽ thành gần – V nguồn rất nhanh (vì trước đó C2 đã nạp đầy là +V mà), chính xác là chỉ dưới 0V.

- Q1 sẽ tắt vì điện áp tại B của Q1 biến mất (vì C2).

- R1 và R2 bắt đầu làm cho dòng nạp qua C1 thành +V nguồn
Có ba loại mạch đa hài là:

  1. Đa hài không bền (Astable multivibrator), trong đó mạch không ổn định ở một trạng thái nào. Nó liên tục chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia, và hoạt động như một bộ dao động thăng giáng. Nó được gọi mà đa hài tự chạy (free-running) hay mạch tự dao động.
  2. Đa hài đơn bền (Monostable multivibrator), trong đó có một trong các trạng thái ổn định, còn trạng thái kia thì không ổn định. Nếu một xung kích hoạt làm mạch chuyển sang trạng thái không ổn định, thì sau đó mạch sẽ trở về trạng thái ổn định sau một khoảng thời gian đã đặt, cho ra một xung vuông. Mạch như vậy rất hữu ích trong việc tạo ra một khoảng thời gian cố định để đáp ứng với một số sự kiện bên ngoài. Mạch này còn được gọi là one shot hay đa hài đợi.
  3. Đa hài song bền (Bistable multivibrator), trong đó mạch ổn định ở cả hai trạng thái. Nó không thể tự chuyển đổi trạng thái, mà chỉ có thể lật từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng xung kích hoạt bên ngoài.

Comments